Kể (trải nghiệm) về Kỉ niệm với người thân – cô em gái – Văn Mẫu Lớp 8(lớp 6)

Kể (trải nghiệm) về Kỉ niệm với người thân – cô em gái – Văn Mẫu Lớp 8(lớp 6)

Kỉ niệm là những mảnh ghép rời rạc của một bức tranh, tuy không xuất hiện cùng lúc về nhưng lần lượt theo nỗi nhớ của mỗi chúng ta hiện về nguyên vẹn. Với tôi, kỉ niệm không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà con có cả âm thanh. Thứ âm thanh du dương của tiếng đàn vĩ cầm và vóc dáng nhỏ bé của em tôi bên khung cửa sổ. Những kỉ niệm của chúng tôi đều văng vẳng tiếng đàn, dẫu có những giọt nước mắt nhưng tôi tin rằng nước mắt ấy càng khiến tôi trân trọng những ngày mình đã có bên người thân yêu.

Ba mẹ chỉ sinh mình tôi, cô em gái bé bỏng mà tôi thương yêu là em họ của tôi, em gọi mẹ tôi là dì nhưng tình thương mà mẹ tôi dành cho em không khác gì một người mẹ. Con bé tên P, mọi người vẫn hay gọi nó với cái tên bé …vì ngoại hình con bé cũng nhỏ bé, đáng yêu như cái tên vậy. Năm con bé về nhà sống chung với tôi là năm tôi lên 10 và con bé cũng tròn 9 tuổi. Sự xuất hiện của em làm mẹ tôi vừa mừng cũng vừa xót xa. Con bé chống chiếc nạng bước xuống xe, bước những bước khó khăn đến bên chúng tôi. Làm sao tôi quên được ấn tượng lần đầu gặp gỡ, cô bé khiến tôi sững sờ hơn là hào hứng.

Trước đây em ở quê nội thuộc một vùng nông thôn xa nơi chúng tôi hàng trăm km nên tôi chưa lần nào gặp gỡ nó mà chỉ nghe tên qua câu chuyện của mẹ. Tôi biết nó bị bệnh nhưng không nghĩ là con bé chẳng có một đôi chân lành lặn. Đôi chân của P bại liệt sau căn bệnh nguy kịch năm P mới lên ba, nhờ chữa trị và sự nỗ lực của con bé nên chân trái cũng đã phần nào hồi phục, còn chân phải thì vẫn thế.Con bé cần có nơi chăm sóc và một ngôi trường học tập dành riêng cho những đứa trẻ như thế, đó là lí do dì tôi gửi con bé đến ở nhà tôi, cũng là mong muốn của cả cha và mẹ tôi.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về ngoại hình của con bé là một cô bé nhỏ nhắn trong bộ áo đầm trắng với mái tóc đen dài. Khi nói chuyện đôi mắt linh hoạt của em lúc nào cũng vui vẻ hồn nhiên và rực sáng. Còn đôi tay thì nhanh nhẹn như đôi tay của một người chơi violin thật sự. về tính cách tôi và em trái ngược hoàn toàn với nhau. Tôi là đứa trẻ dễ cáu, khó gần và chẳng mảy may quan tâm đến âm nhạc. còn cô bé là người dễ gần hoạt bát và vui vẻ lại có một niềm đam mê to lớn dành cho âm nhạc. tình yêu của cô bé dành cho cây vĩ cầm là không kể xiết. mỗi khi cây vĩ trượt trên dây đàn là lúc trong mắt em tôi ánh lên niềm đam mê, em dường như lạc vào trong thế giới của chính mình, thế giới của tiếng đàn violon du dương lúc cao lúc thấp lúc ngân dài lúc nhanh nhẹn. đôi tay thoăn thoắt của em kéo cây vĩ lên xuống còn tay trái thì trải đều bốn dây đàn để bấm những nốt nhạc nhẹ nhàng. Niềm đam mê của của con bé dành cho cây vĩ cầm lớn đến nhường nào mỗi ngày em đều lấy nó ra chơi sau giờ học hay bất cứ thời gian nào rảnh. Không như tôi, tôi cũng là người biết chơi nhạc nhưng tôi không thích violon tôi yêu thứ âm thanh mà guitar phát ra hơn. Mỗi lần chơi xong tôi chỉ để đàn một cách thờ ơ trên giá còn con bé thì cẩn thận lau đàn rồi đặt chiếc đàn vào hộp xong lại cất về phía đầu giường mình một cách gọn gàng ngay ngắn.

Từ ngày em về sống chung nhà với tôi mọi thứ trở nên khác hẳn mẹ yêu thương em như con ruột mua cho nó những bộ đầm xinh xắn cũng từ đấy những nốt nhạc mà tôi và chiếc guitar của mình tạo nên dần trôi vào quên lãng dường như chẳng ai trong nhà nhớ đến tất cả chỉ tập trung vào âm thanh của cây vĩ cầm. ba mẹ tôi đều hết lời khen ngợi âm thanh ấy họ bảo đấy là một âm thanh sâu lắng đến tuyệt vời. còn tôi xem đó là một âm thanh chói tai chỉ đơn giản là vì tôi chưa hiểu thứ âm nhạc đấy. một hôm khi vừa tìm được một bộ phim mà tôi thích muốn xem nhưng tiếng đàn của con bé khiến tôi không nghe được dù chỉ một lời mà các nhân vật nói. Tính tôi vốn dễ nổi cáu lại thêm hôm ấy tôi có nhiều chuyện không vui. Thế nên tiếng đàn của em trở thành nơi tôi trút giận và đó cũng là một quyết định sai lầm của tôi, quyết định bồng bột khiến tôi ân hận mãi. Trong sự ghen hờn nóng giận, tôi cứ nghĩ rằng chính âm thanh kia đã cướp đi vị trí công chúa của ngôi nhà và nó đem đến mọi phiền hà cho tôi. Không kịp suy nghĩ thấu đáo, nhân lúc con bé xuống bếp uống nước, tôi ra ban công phòng mình rồi trèo sang phòng em tôi dùng cây thước trên bàn cắt dây đàn từ bên trong nào ngờ dây đàn chưa đứt thì tôi nghe tiếng nạn của con bé đi lên cầu thang. Tôi vội vã đặt thước và đàn lại chỗ cũ rồi trèo trở về phòng mình.  Tôi vẫn còn chưa hả giận vì sợi dây đàn kia chưa đứt.Nào ngờ kế hoạch không hoàn hảo của tôi lại gây ra một tai họa lớn.

 Một tuần sau đó tiếng đàn vẫn vang lên đều đặn, thậm chí còn thường xuyên hơn như muốn chọc tức tôi. vào một buổi sáng chủ nhật ba mẹ đưa em tôi trong bộ áo đầm màu trắng cùng cầm chiếc violon , em cẩn trọng ôm nó vào người và xem như báu vật. Họ rời khỏi nhà với một tâm trạng vui vẻ háo hức. Tôi tò mò hỏi mẹ, mẹ chỉ mỉm cười ra vẻ bí mật:

  • Con cứ ngoan ngoãn ở nhà, nếu mọi chuyện suôn sẻ con sẽ nhận được một món quà

 tôi tỏ vẻ bất cần:

  • Con nghĩ không có gì mong đợi.

Khác với tâm trạng lúc đi, chiều về cả ba mẹ lẫn em đều thất thần buồn bã. Ba mẹ nắm tay an ủi P, lau giọt nước mắt cho P rồi dắt P vào phòng. Nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe, tôi đoán biết mọi chuyện đã chẳng suôn sẻ. Tôi cũng không thấy vui vẻ gì nhưng chẳng biết chuyện gì đã xảy ra.

          Qua lời kể của mẹ tôi mới biết rằng hôm nay P có buổi biểu diễn trong cuộc thi âm nhạc khá quan trọng. Chỉ cần đạt giải trong lần thi này em sẽ có cơ hội được tuyển thẳng vào ngôi trường âm nhạc mơ ước của em. Vì điều này mà P bỏ công tập luyện cả tháng nay. Tôi vỡ oà trong lòng cảm xúc khó tả khi hiểu ra nguyên nhân vì sao em ấy lại thức tận khuya. trong buổi biểu diễn ban đầu em ấy tạo ấn tượng tốt cho giám khảo nhưng đến lúc khúc nhạc dâng cao thì bỗng dây đàn tự dưng đứt, em tôi hoảng sợ mất bình tĩnh và rời sân khấu. Tim tôi đập thật nhanh khi nghe câu chuyện, lòng dấy lên cảm xúc có lỗi với P. Ba mẹ và P không biết rằng tôi là thủ phạm cho sự cố trên, cũng là nguyên nhân cướp mất đi cơ hội khó khăn lắm mới có được của em. Mẹ tôi ân cần nhìn tôi, đôi mắt mẹ đượm buồn:

  • Con có biết tuần trước P đã nói gì với mẹ không?

tôi lắc đầu:

  • Con không biết.
  • P biết con thích cây đàn ghi ta điện, nó nói với mẹ sẽ cố gắng giành giải để có tiền thưởng mua tặng con.

Chẳng hiểu sao nước mắt tôi ngập khoé mắt rồi lăn dài trên má. Tôi thật ích kỷ, chẳng xứng đáng một người chị. Tôi muốn chạy đến xin lỗi P, nói cho P sự thật và an ủi P. vậy mà tôi chỉ biết đứng bên cạnh con bé, đưa cho em chiếc khăn rồi ngồi ở đấy nghe nó khóc cho đến tận khuya.

Con bé đã nguôi ngoai nỗi buồn và nói cười như trước. Nhưng có một điều khiến chúng tôi lo lắng đó là con bé không còn đàn nữa. Cây đàn được nó cất cẩn thận vào một góc như con bé muốn quên đi mình đã từng yêu quý cây đàn thế nào. Ba mẹ tôi hết sức lo lắng, nhiều lần ba gợi ý con bé chơi đàn nhưng P lảng tránh, sợ con bé buồn nên ba mẹ cũng không muốn nhắc đến. Tôi yêu ghita và hiểu được nếu một ngày kia từ bỏ cây đàn chắc phải là một thứ gì đáng sợ lắm. Tôi càng hiểu con bé đã chịu cú sốc lớn, nó còn sợ hãi mà đánh mất lòng tin ở chính mình. Tôi đắn đo mãi và hạ quyết tâm giúp con bé lấy lại cảm xúc chơi đàn, tiếp tục đam mê của nó cũng là để phần nào chuộc lỗi mà bản thân gây ra. Tôi thường xuyên vào phòng em mỗi tối, quan tâm con bé nhiều hơn không phải vì tôi cố tình làm thế, bản thân đã thấy mình thương con bé nhiều hơn và muốn chăm sóc nó. Những lúc chị em chơi đùa, tôi cố gợi chuyện âm nhạc nhưng em đều lắc đầu. Tôi nói dối P là tôi sắp thi học sinh tài năng ngoài sở trường ghi ta tôi cần phải biết chơi một loại nhạc cụ khác. Tôi tha thiết mong em dạy tôi. Nhìn nét mặt đáng thương của tôi, P đã suy nghĩ rất lâu và đồng ý.

Sau 2 tháng dài không chạm đến đàn, ánh mắt em hiện lên niềm say mê thứ mà có lẽ ở em tôi sẽ không bao giờ mất với cây đàn vĩ cầm. Tôi biết em vẫn còn nguyên vẹn tình yêu dành cho nó.  tôi cũng bị lòng say mê của em kéo vào thế giới của những nốt nhạc thăng trầm từ đó tôi yêu tiếng đàn không biết từ bao giờ. Chúng tôi cùng nhau luyện tập, cùng tạo ra âm thanh của riêng mình. Và tôi không quên khen ngợi em, khích lệ em, kể em nghe những câu chuyện mà những người tài giỏi đã từng thất bại để thấy thất bại không là gì cả.

Một hôm con bé bảo tôi

  • Em sẽ tham gia cuộc thi ấy vào năm sau và lần này em nhất định sẽ thắng vì em đã có thêm một người cùng say mê tiếng đàn với em.

Lúc đó lòng tôi vở oà vui sướng, tôi thở dài nhẹ nhõm:

  • Chị sẽ ủng hộ em hết mình.

 Từ đó nhà tôi không còn vắng tiếng đàn nữa chẳng những chơi violon mà chị em tôi đã có thể kết hợp cùng nhau người kéo violon người đánh guitar. Mỗi cuối tuần nhà tôi ngập trong tiếng cười nói cà tất nhiên là âm thanh văng vẳng của những nốt nhạc.

Nốt nhạc dù cao dù thấp dù dài dù ngắn cùng nhau vẫn có thể tạo nên một bản nhạc làm say đắm lòng người. em tôi với tôi cũng thế. Khác nhau hoàn toàn về tính cách nhưng dần dần sau những sai lầm, tôi lại hiểu nhau về tình thân, biết yêu thương nhiều hơn và nhận ra cuộc sống thật vui vẻ biết bao nếu ta biết mở lòng đón nhận và san sẻ.

Chúng tôi đã bên nhau suốt ba năm trời, trong niềm vui và cả nước mắt nhưng dù là khoảnh khắc nào thì đó cũng là giây phút không thể lãng quên. Năm em tôi được chuyển lên một ngôi trường phù hợp và em sống ở đấy cùng mẹ em, chúng tôi không còn chung ngôi nhà nữa. Tuy vậy chúng tôi vẫn thường xuyên dành thời gian trò chuyện cùng nhau mỗi tuần, có gì vui cũng nói với nhau.Tiếng đàn của em tôi đã chiếm một phần trong tôi một âm thanh tôi mãi không quên được.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!